Liên quan tới bệnh nhân số 243 ở Mê Linh, Hà Nội đã đến BV Bạch Mai khám từ 12/3 nhưng tới 4/4 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả ngày 5/4 bệnh nhân dương tính với Covid-19, có nhiều ý kiến băn khoăn rằng liệu có phải bệnh nhân có thời gian ủ bệnh lên tới 23 ngày.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái - Trung tâm Bệnh nhiệt đới - BV Bạch Mai giúp quý vị hiểu rõ hơn về vấn đề này.
PV: Xin bác sĩ cho biết thời gian ủ bệnh đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung và Covid-19 nói riêng là như thế nào? Vì sao người ta lại chọn con số 14 ngày để khuyến cáo thời gian cách ly cho những người có nguy cơ?
BS Nguyễn Quốc Thái: Nói chung các bệnh truyền nhiễm do các mầm bệnh vi sinh gây ra, sau khi mầm bệnh xâm nhập cơ thể thường phải cần một khoảng thời gian để mầm bệnh nhân lên, vào hệ tuần hoàn và lan tràn đến các cơ quan trong cơ thể, khi đó cơ thể mới có triệu chứng của bệnh. Khoảng thời gian đó được gọi là thời gian ủ bệnh.
Thông thường thời gian ủ bệnh được tính từ khi tiếp xúc với nguồn truyền nhiễm (thường là người bệnh) cho đến khi có triệu chứng đầu tiên.
Mỗi bệnh truyền nhiễm có thời gian ủ bệnh khác nhau. Ví dụ như bệnh cúm thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày, nhưng bệnh thủy đậu thì thời gian ủ bệnh dài đến 2-3 tuần.
Việc xác định thời gian ủ bệnh của một bệnh truyền nhiễm dựa vào các thống kê trên một số lượng lớn người mắc bệnh.
Đối với bệnh Covid-19 cũng vậy, qua thống kê trên một số lượng lớn người mắc bệnh, thời gian ủ bệnh kéo dài trung bình 3-7 ngày, nói chung không vượt quá 2 tuần.
Do vậy trong thực hành cách ly kiểm soát dịch bệnh, người ta lấy mốc thời gian 2 tuần làm thời gian cách ly những người có nguy cơ mắc bệnh. Sau 2 tuần cách ly theo dõi, nếu những người có nguy cơ không xuất hiện biểu hiện bệnh, xét nghiệm không phát hiện nhiễm virus thì có thể coi những người đó không mắc bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái
PV: Đối với bệnh nhân 243 được Bộ Y tế công bố có vào BV Bạch Mai khám bệnh từ 12/3 nhưng sau đó đến 4/4 bệnh nhân mới được lấy mẫu xét nghiệm và 5/4 có kết quả dương tính. Như vậy thời gian bệnh nhân này được nghi ngờ có thể lây từ BV Bạch Mai tới lúc phát hiện bệnh là 23 ngày. Đây có thể coi là thời gian ủ bệnh không?
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái: Xem xét kỹ diễn biến của ca bệnh 243 hoàn toàn không có triệu chứng tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm ngày 4/4, nhưng ngày 21/3 đã có tình trạng đau mỏi người kiểu cảm cúm. Đây có thể là triệu chứng của bệnh Covid-19 ở mức độ nhẹ.
Nhiều khả năng thời gian ủ bệnh của ca bệnh này là từ 12/3 (ngày có thể có tiếp xúc có nguy cơ) đến 21/3 (9 ngày). Sau khi bị Covid-19, thời gian thải virus kéo dài khoảng 20 ngày sẽ lý giải việc ca bệnh này có kết quả xét nghiệm dương tính sau khởi phát 14 ngày.
Khoảng thời gian từ lúc có tiếp xúc nguy cơ đến khi xét nghiệm phát hiện bệnh không phải là thời gian ủ bệnh. Việc nhầm lẫn giữa hai khái niệm này dẫn đến các suy diễn không chính xác, ảnh hưởng đến nỗ lực phòng chống dịch của toàn xã hội.
PV: Giả thuyết bệnh nhân này nhiễm từ BV Bạch Mai, bác sĩ có thể cho biết vì sao đến 4/5 bệnh nhân xét nghiệm dương tính với Covid-19?
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái: Ngoài việc đến bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân còn có rất nhiều tiếp xúc gần với nhiều người khác. Những tiếp xúc gần đó đều có thể là nguồn gốc của virus mà bệnh nhân đã nhiễm.
Giả dụ tiếp xúc có nguy cơ lây nhiễm xảy ra vào ngày 12/3 khi bệnh nhân đến bệnh viện Bạch Mai thì nó vẫn hợp logic: ngày 21/3 khởi phát bệnh (ủ bệnh 9 ngày), ngày 4/4 sau khởi phát 14 ngày xét nghiệm vẫn còn dương tính.
Khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19 tại BV Bệnh nhiệt đới trung ương
Các nghiên cứu trên Thế giới cho thấy thời gian xét nghiệm vẫn còn dương tính là khoảng 20 ngày sau khi phát bệnh, thời gian này dài nhất có thể lên đến 37 ngày.
PV: Bác sĩ có khuyến cáo gì cho cộng đồng đặc biệt những người đã từng đến BV Bạch Mai qua 14 ngày có cần theo dõi?
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái: Từ ngày 28/3 UBND quận Đống Đa đã thiết lập vùng cách ly y tế tại bệnh viện Bạch Mai, việc ra vào bệnh viện được kiểm soát chặt chẽ.
Tuy nhiên những ngày trước đó vì nhiều lý do khác nhau vẫn có những người ra vào bệnh viện. Các cơ quan y tế đã ra thông báo nêu rõ những người đến bệnh viện Bạch Mai từ 12/3 phải liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và trợ giúp, đồng thời khai báo y tế và tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà.
Cá nhân tôi mong muốn những người đã từng đến Bệnh viện Bạch Mai thời gian vừa qua không chỉ tự theo dõi sức khỏe bản thân trong 14 ngày, mà còn theo dõi Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog sức khỏe của những người thân có tiếp xúc gần với mình, từ đó có thể kịp thời liên lạc với cơ sở y tế để được tư vấn và trợ giúp.
Nhận thức và hành động tích cực của mỗi người dân sẽ góp phần nhanh chóng đẩy lùi đại dịch, mang lại bình yên cho cuộc sống.
Bộ Y tế ra thông báo khẩn về hành trình di chuyển của bệnh nhân 243. Dưới đây là 6 địa điểm và thời gian bệnh nhân 243 đã từng tới:
- Chợ Quảng Bá, Âu Cơ (236 Âu Cơ, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) ngày 8/3 từ 3h55 đến 6h30; ngày 14 từ 2h30 đến 5h; ngày 22/3 từ 1h- 5h; ngày 23/3 từ 1h- 5h; ngày 25/3 từ 3h- 6h; ngày 26/3 từ 2h- 2h6h 6h30; ngày 27/3 từ8h30-10h30
- Khoa Khám bệnh - phòng khám Miễn dịch dị ứng - Bệnh viện Bạch Mai (Số 78 đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội) ngày 12/3 từ 11h -12h
-Hàng cơm số 31 (Số 31 ngõ 75 Giải Phóng, Hà Nội) ngày 12/3 từ 10h30 - 11h.
- Chợ hoa Mê Linh (Quốc Lộ 23, Mê Linh, Hà Nội) ngày 12/3 từ 15h-17h41; ngày 15/3 từ 11h; ngày 18/3 từ 14h30 -15h; ngày 22/3 từ 10h-10h30 và 15h-16h; ngày 26/3 từ 17h-18h; ngày 27/3 từ 23h; ngày 30/3 từ 11h-12h;
- Khoa Sản, Bệnh viện đa khoa Phúc Yên 7B, Tổ 14, Xuân Thủy, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, ngày 4/4 từ 8h.
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Số 929 Đường La Thành, Ba Đình, Hà Nội, ngày 4/4 lúc 12h.
Bộ Y tế đề nghị người có mặt trong thời gian, địa điểm trên liên hệ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật các tỉnh, thành để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét